ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐỒNG CHÍ HUỲNH TẤN PHÁT, LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC (15/02/1913 - 15/02/2023)

Đăng lúc: Thứ sáu - 17/02/2023 20:57 - Người đăng bài viết: admin
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát, lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước (15/02/1913 - 15/02/2023)
------
I.     KHÁI LƯỢC TIỂU SỬ VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG CHÍ HUỲNH TẤN PHÁT
Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát sinh ngày 15 tháng 2 năm 1913, tại xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Bến Tre). Khi đến tuổi học trung học, ông lên Sài Gòn học trường Pétrus Ký. Năm 1933, ông thi vào học khóa 8 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và tốt nghiệp thủ khoa năm 1938. Cuối năm 1938 khi vừa có tấm bằng kiến trúc sư (đỗ thủ khoa), ông trở về Sài Gòn và làm việc tại văn phòng kiến trúc sư Chauchon, người Pháp tại số 68-70 đường Mayer.
Năm 1940, ông là kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên mở văn phòng kiến trúc tư ở Sài Gòn. Năm 1941, ông đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế khu Trung tâm hội chợ triển lãm Đông Dương do Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux tổ chức.
Các biệt thự do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế trước năm 1943 ở Sài Gòn đến nay vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính rất phù hợp với khí hậu nóng, ẩm phương nam. Một số biệt thự vẫn còn đến ngày nay như Biệt thự số 7 Lê Duẩn; biệt thự số 151 Nguyễn Đình Chiểu; biệt thự số 6 Nguyễn Huy Lượng...
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông là chủ nhiệm báo Thanh Niên, hoạt động trong phong trào Thanh niên Tiền Phong, truyền bá quốc ngữ, cứu tế nạn đói ở Nam Bộ. Ông được bí mật kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 5 tháng 3 năm 1945. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông cùng một số trí thức Nam Bộ tham gia cướp chính quyền ở Sài Gòn-Chợ Lớn. Ông đã thiết kế và chỉ đạo[cần dẫn nguồn] thực hiện công trình Kỳ đài cao 15 m ghi tên 11 vị trong Lâm ủy Nam Bộ tại ngã tư Nguyễn Huệ - Lê Lợi chỉ trong đêm 24 tháng 8 năm 1945.
Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được bổ sung làm ủy viên dự khuyết Ban Thường trực Quốc hội. Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông công tác bí mật ở Sài Gòn, bị Pháp bắt giam ở Khám lớn Sài Gòn. Năm 1949, ông ra chiến khu, giữ chức Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ, trực tiếp phụ trách Đài phát thanh Tiếng nói Sài Gòn-Chợ Lớn tự do.
Sau Hiệp định Genève, ông ở lại Sài Gòn, làm việc tại văn phòng của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện. Năm 1954, đồ án thiết kế của ông tham dự cuộc thi thiết kế nhà văn hóa dự kiến xây dựng ở Khám lớn Sài Gòn đã đoạt giải II[cần dẫn nguồn] (không có giải I) và Thư viện Sài Gòn (đồng tác giả với Nguyễn Hữu Thiện) là một trong những công trình đẹp nhất Sài Gòn được giới nghề và công chúng đánh giá cao[cần dẫn nguồn].
Ông cũng tham gia các phong trào đòi hòa bình, tự do, dân chủ, thống nhất đất nước, đòi thi hành Hiệp định Genève. Năm 1960, ông bí mật thoát ly khỏi Sài Gòn, tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, giữ chức vụ Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng khu Sài Gòn-Gia Định. Tháng 6 năm 1969, ông được Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam bầu làm Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và giữ chức vụ này cho đến ngày Việt Nam thống nhất.
Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1976, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát được cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Ông làm Trưởng ban chỉ đạo Quy hoạch Thủ đô và Chủ nhiệm đồ án thiết kế xây dựng thủ đô Hà Nội, chỉ đạo và góp ý kiến các dự án thiết kế quy hoạch các đô thị trong cả nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Phan ThiếtNha TrangVũng Tàu - Côn ĐảoTây Ninh...
Ông còn đảm trách các chức vụ: Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ông mất ngày 30 tháng 9 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
II. NHỮNG ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CỦA ĐỒNG CHÍ HUỲNH TẤN PHÁT ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG VÀ DÂN TỘC
1. Nhà trí thức yêu nước có uy tín lớn
Ngay từ khi còn trẻ, Huỳnh Tấn Phát đã ấp ủ hoài bão lớn và khát vọng cháy bỏng đem tài năng và trí tuệ làm đẹp cuộc đời. Sau khi tốt nghiệp khoa kiến trúc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Huỳnh Tấn Phát hành nghề kiến trúc sư và sớm nổi tiếng ở Sài Gòn, nhưng không quan tâm đến việc làm giàu mà tự nguyện gắn cuộc đời mình với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Huỳnh Tấn Phát tích cực tham gia phong trào “Truyền bá quốc ngữ”, phong trào “Cứu trợ nạn đói Bắc Kỳ”; là một trong những người tổ chức, cổ vũ, lãnh đạo phong trào “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu” của thanh niên, học sinh, sinh viên miền Nam, phong trào “Thanh niên tiền phong”, thu  hút đông  đảo các tầng lớp Nhân dân vào cuộc đấu tranh yêu nước do Đảng lãnh đạo. Là người cổ động, tuyên truyền, thuyết phục không mệt mỏi các tầng lớp nhân dân, đào tạo, bồi dưỡng hàng loạt cán bộ cốt cán cho phong trào yêu  nước.
2. Nhà lãnh đạo giữ nhiều cương vị quan trọng, luôn thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao trước Đảng và Nhân dân
Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí đảm đương nhiều nhiệm vụ, hoạt động trên nhiều lĩnh vực.  Trên cương vị công tác nào, đồng chí Huỳnh Tấn Phát cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc trọng trách mà Đảng, Nhân dân giao phó và có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác đối nội, đối ngoại của Hội đồng Nhà nước cũng như Ủy ban Trung  ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
3. Tấm gương tiêu biểu cho đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế
Suốt cả cuộc đời đồng chí Huỳnh Tấn Phát gắn liền với sự nghiệp đại  đoàn kết dân tộc và có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp cao cả này. Đồng chí Huỳnh Tấn Phát là hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết quốc tế. Rất nhiều nhà lãnh đạo, nhân vật tiêu biểu và Nhân dân tiến bộ trên thế giới xem Ông là một trong những “đầu mối” để thiết lập tình đoàn kết, gắn bó với Nhân dân Việt Nam. Trên cả hai mặt trận, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, Đồng chí đều làm tròn trách nhiệm, có những đóng góp đặc biệt quan trọng. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của sự phát huy sức mạnh dân tộc gắn với sức mạnh thời đại mà Đồng chí là một trong những nhân tố then chốt.
4. Kiến trúc sư tài năng, sáng tạo
Từ năm 1933, Huỳnh Tấn Phát học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, là một sinh viên vừa thông minh vừa chuyên cần nên đã đỗ thủ khoa. Đại hội đã hợp nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
          Không chỉ là một kiến trúc sư tài năng, sáng tạo, để lại nhiều công trình góp phần “làm đẹp cuộc đời”, đồng chí Huỳnh Tấn Phát rất quan tâm tới tương lai của ngành kiến trúc Việt Nam. Trên cương vị là Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Đồng chí là người có công trong việc xuất bản Tạp chí Kiến trúc - cơ quan ngôn luận không chỉ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam mà của cả giới kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng nói chung; luôn chỉ đạo Hội Kiến trúc sư  phải gắn  kiến trúc với đời sống.
5. Người cộng sản kiên trung mẫu mực
Đồng chí là một điển hình của thế hệ “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”, cả đời gắn bó với Nhân dân, phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân với trí tuệ và tình cảm của một trí thức yêu nước, một nhà chính trị lớn - nhà văn hoá lớn - kiến trúc sư có tâm và có tầm. Ở Đồng chí chính trị, văn hoá, đạo đức luôn hòa quyện.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí Huỳnh Tấn Phát luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước Tổ quốc và Nhân dân. Trải qua nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau ở Nam bộ và cơ quan Trung ương, dù ở đâu, làm việc gì, cũng đem hết trí tuệ, sức lực để cống hiến cho Đảng và Nhân dân, đặt lợi ích chung của cách mạng lên trên hết. Trong ngục tù của kẻ thù,  trong  hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đến khi trở  thành Chủ tịch Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Đồng chí luôn phát huy phẩm chất kiên cường của người cộng sản, thể hiện cao đẹp đức tính  liêm khiết, khiêm tốn, cuộc sống giản dị, mẫu mực, là tấm gương sáng về phẩm chất của người cộng sản “tận trung với nước, tận hiếu với dân”.
          Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của đồng chí Huỳnh Tấn Phát đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, chúng ta càng thêm trân trọng, tự hào và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc công  lao của người cộng  sản kiên cường, bất khuất. Đồng chí để lại cho chúng ta bài học quý báu về nhân cách sống và hoạt động của người cách mạng, đó là: Giữ vững nguyên tắc trong quan điểm, đồng thời linh hoạt trong sách lược, luôn gắn bó với thực tiễn đất  nước, đồng cảm, nhân ái với đồng bào, chiến sĩ; bình tĩnh lắng nghe, suy nghĩ, cân nhắc, giải quyết công việc hợp lý, vừa có lý luận vừa có thực tế và trên cơ sở tổng kết thực tiễn để không ngừng hoàn thiện chủ trương, chính sách đã vạch ra, nhằm đem lại kết quả thiết thực nhất cho cách mạng và Nhân dân.
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát, là dịp để chúng ta tri ân, khẳng định những công lao và đóng góp quan trọng của đồng chí Huỳnh Tấn Phát, bậc trí thức lớn của dân tộc, lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, Mặt trận trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trân trọng và ghi nhớ công ơn to lớn của bao lớp người đi trước, nhắc nhở thế hệ hôm nay tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, không ngại khó khăn gian khổ, dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, cũng phải vươn lên, sẵn sàng cống hiến vì mục tiêu, lý tưởng đã chọn, quyết tâm sớm biến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thành hiện thực. Trước mắt là tập trung triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

TẢI NHANH CÁC PHẦN MỀM TIỆN ÍCH DƯỚI ĐÂY

    
Lựa chọn và tải các chương trình tiện ích hỗ trợ trên máy bằng cách bấm vào biểu tượng Icon trên
Hỗ trợ duyệt website tốt nhất trên trình duyệt Firefox, Google Chrome và IE 8.0 trở lên