ĐỀ
CƯƠNG
TUYÊN
TRUYỀN
KỶ
NIỆM
100
NĂM
NGÀY
SINH
TRUNG
TƯỚNG
ĐỒNG
SỸ
NGUYÊN
(01/3/1923
-
01/3/2023)
I.
KHÁI
LƯỢC
TIỂU
SỬ
VÀ
QUÁ
TRÌNH
HOẠT
ĐỘNG
CÁCH
MẠNG
CỦA
TRUNG
TƯỚNG
ĐỒNG
SỸ
NGUYÊN
Đồng
chí
Đồng
Sỹ
Nguyên
tên
khai
sinh
là
Nguyễn
Hữu
Vũ,
bí
danh
Nguyễn
Văn
Đồng,
sinh
ngày
01/3/1923
tại
xã
Quảng
Trung,
huyện
Quảng
Trạch
(nay
là
thị
xã
Ba
Đồn),
tỉnh
Quảng
Bình.
Từ
năm
1938
đến
năm
1940,
Đồng
chí
tham
gia
hoạt
động
cách
mạng
trong
các
tổ
chức
hội
quần
chúng
cứu
quốc
ở
trường
học
và
ở
xã;
tháng
12/1939
được
kết
nạp
vào
Đảng
Cộng
sản
Đông
Dương;
Bí
thư
Chi
bộ
xã
Quảng
Trung
năm
1940.
Năm
1941,
Đồng
chí
làm
Phủ
ủy
viên
lâm
thời
huyện
Quảng
Trạch,
tỉnh
Quảng
Bình.
Từ
năm
1942
đến
tháng
2/1945,
làm
Ủy
viên
Ban
cán
sự
tỉnh
Quảng
Bình
phụ
trách
hai
huyện
Quảng
Trạch
và
Tuyên
Hóa.
Cuối
năm
1942
địch
khủng
bố,
cơ
sở
bị
vỡ,
Đồng
chí
sang
Thái
Lan
và
Lào
tiếp
tục
hoạt
động,
gây
dựng
cơ
sở
trong
Việt
kiều.
Tháng
3/1945,
Đồng
chí
Đồng
Sỹ
Nguyên
về
nước
tham
gia
thành
lập
Ban
cán
sự
tỉnh
Quảng
Bình
(sau
là
Tỉnh
ủy
lâm
thời),
lập
chiến
khu,
chuẩn
bị
khởi
nghĩa.
Tháng
8/1945,
được
chỉ
định
vào
Thường
vụ
Tỉnh
ủy
và
làm
Chủ
nhiệm
Việt
Minh
tỉnh
Quảng
Bình.
Từ
năm
1946
đến
năm
1948,
Đồng
chí
làm
Bí
thư
Huyện
ủy,
kiêm
Chính
trị
viên
Huyện
đội,
Huyện
đội
trưởng
huyện
Quảng
Trạch,
tỉnh
Quảng
Bình,
được
cử
đi
học
lớp
Nguyễn
Ái
Quốc
khóa
I
(năm
1946);
làm
Tỉnh
ủy
viên,
Chính
trị
viên,
kiêm
Tỉnh
đội
trưởng
tỉnh
Quảng
Bình
(Tháng
5/1948).
Từ
năm
1949
đến
năm
1950,
đồng
chí
được
cử
đi
học
lớp
quân
sự
Bộ
Tổng
Tư
lệnh,
công
tác
ở
Phòng
Đảng
vụ,
Cục
Chính
trị.
Từ
năm
1951
đến
tháng
1/1954,
làm
Cục
phó
Cục
Tổ
chức,
Phái
viên
của
Tổng
Tư
lệnh
trong
các
chiến
dịch
Điện
Biên
Phủ,
Hoàng
Hoa
Thám,
tham
gia
Bộ
Chỉ
huy
và
Đảng
ủy
Mặt
trận
Trung
Lào.
Từ
tháng
2/1954
đến
tháng
3/1956,
Đồng
chí
phụ
trách
công
tác
trao
trả
tù
binh
ở
Sầm
Sơn
và
đón
tiếp
bộ
đội
miền
Nam
tập
kết.
Từ
tháng
4/1956
đến
năm
1960,
Đồng
chí
lần
lượt
kinh
qua
các
chức
vụ
Cục
phó
Cục
Điều
động
dân
quân,
Cục
trưởng
Cục
Động
viên
dân
quân,
Bí
thư
Ban
Chấp
hành
Đảng
bộ
cơ
quan
Bộ
Tổng
Tham
mưu;
Đồng
chí
được
phong
quân
hàm
Đại
tá
năm
1958.
Từ
năm
1961
đến
năm
1962,
Đồng
chí
được
cử
đi
học
tại
Học
viện
Quân
sự
Bắc
Kinh.
Năm
1964,
Đồng
chí
làm
Bí
thư
Ban
Chấp
hành
Đảng
bộ
cơ
quan
Bộ
Tổng
Tham
mưu,
Tổng
Tham
mưu
phó.
Năm
1965,
làm
Chính
ủy
Quân
khu
4,
Bí
thư
Khu
ủy;
Chính
ủy
kiêm
Tư
lệnh
Quân
tình
nguyện
Việt
Nam
ở
Mặt
trận
Trung
Lào.
Năm
1966
giữ
chức
Phó
Chủ
nhiệm
Tổng
cục
Hậu
cần
phụ
trách
Tổng
cục
Tiền
phương.
Từ
năm
1967
đến
tháng
5/1976,
Đồng
chí
đảm
nhiệm
các
chức
vụ:
Tư
lệnh
Chính
ủy,
Bí
thư
Đảng
ủy
Đoàn
559;
Bí
thư
Ban
cán
sự
cố
vấn
Đảng,
quân,
dân,
chính,
kiêm
Tư
lệnh
Bộ
đội
tình
nguyện
ở
Trung
Hạ
Lào.
Đồng
chí
được
phong
quân
hàm
vượt
cấp
từ
Đại
tá
lên
Trung
tướng
năm
1974.
Trong
chiến
dịch
Hồ
Chí
Minh
lịch
sử,
Đồng
chí
tham
gia
Bộ
Chỉ
huy
chiến
dịch.
Tháng
6/1976,
Đồng
chí
giữ
chức
Thứ
trưởng
Bộ
Quốc
phòng;
Chủ
nhiệm
Tổng
cục
Xây
dựng
kinh
tế,
Bí
thư
Đảng
ủy
Tổng
cục.
Tại
Đại
hội
đại
biểu
toàn
quốc
lần
thứ
IV
của
Đảng
(tháng
12/1976),
Đồng
chí
được
bầu
làm
Ủy
viên
Ban
Chấp
hành
Trung
ương
Đảng;
giữ
chức
Thứ
trưởng
Thường
trực
Bộ
Xây
dựng.
Từ
năm
1977
đến
tháng
2/1982,
Đồng
chí
được
bổ
nhiệm
giữ
chức
Bộ
trưởng,
Bí
thư
Ban
cán
sự
đảng
Bộ
Xây
dựng.
Đầu
năm
1979,
Đồng
chí
được
điều
trở
lại
quân
đội
làm
Tư
lệnh
kiêm
Chính
ủy
Quân
khu
Thủ
đô.
Đến
tháng
8/1979,
Đồng
chí
được
điều
trở
lại
giữ
chức
Bộ
trưởng,
Bí
thư
Ban
cán
sự
đảng
Bộ
Xây
dựng.
Tại
Đại
hội
đại
biểu
toàn
quốc
lần
thứ
V
của
Đảng
(tháng
3/1982),
Đồng
chí
tiếp
tục
được
bầu
làm
Ủy
viên
Ban
Chấp
hành
Trung
ương
Đảng
và
được
Ban
Chấp
hành
Trung
ương
Đảng
bầu
làm
Ủy
viên
dự
khuyết
Bộ
Chính
trị;
được
bổ
nhiệm
giữ
chức
Phó
Chủ
tịch
Hội
đồng
Bộ
trưởng
(nay
là
Phó
Thủ
tướng
Chính
phủ)
kiêm
Bộ
trưởng
Bộ
Giao
thông
vận
tải.
Tại
Đại
hội
đại
biểu
toàn
quốc
lần
thứ
VI
của
Đảng
(tháng
12/1986),
Đồng
chí
được
bầu
lại
làm
Ủy
viên
Ban
Chấp
hành
Trung
ương
Đảng
và
được
Ban
Chấp
hành
Trung
ương
Đảng
bầu
làm
Ủy
viên
Bộ
Chính
trị;
giữ
chức
Phó
Chủ
tịch
Hội
đồng
Bộ
trưởng.
Năm
1991,
Đồng
chí
thôi
giữ
chức
Ủy
viên
Bộ
Chính
trị,
Phó
Chủ
tịch
Hội
đồng
Bộ
trưởng,
được
cử
làm
Đặc
phái
viên
Chính
phủ
thực
hiện
Chương
trình
327
“trồng
bảo
vệ
rừng
phòng
hộ”;
tham
gia
chỉ
đạo
xây
dựng
đường
Hồ
Chí
Minh.
Đồng
chí
là
Ủy
viên
Trung
ương
Đảng
các
khóa
IV,
V,
VI;
Ủy
viên
dự
khuyết
Bộ
Chính
trị
khóa
V;
Ủy
viên
Bộ
Chính
trị
khóa
VI;
Đại
biểu
Quốc
hội
các
khóa
I,
VI,
VII,
VIII.
Với
những
cống
hiến,
công
lao
to
lớn
và
thành
tích
xuất
sắc
đối
với
sự
nghiệp
cách
mạng
của
Đảng,
của
dân
tộc,
đồng
chí
Trung
tướng
Đồng
Sỹ
Nguyên
đã
được
Đảng,
Nhà
nước
tặng
thưởng
Huân
chương
Sao
Vàng,
Huân
chương
Quân
công
hạng
Nhất,
Huy
hiệu
80
năm
tuổi
Đảng
và
nhiều
huân
chương,
huy
chương,
phần
thưởng
cao
quý
khác
của
Việt
Nam
và
quốc
tế.
II.
NHỮNG
CỐNG
HIẾN,
ĐÓNG
GÓP
CỦA
ĐỒNG
CHÍ
ĐỒNG
SỸ
NGUYÊN
ĐỐI
VỚI
SỰ
NGHIỆP
CÁCH
MẠNG
CỦA
ĐẢNG
VÀ
DÂN
TỘC
TA
1.
Đồng
chí
Đồng
Sỹ
Nguyên
-
Vị
tướng
tài
ba
đã
gắn
liền
với
đường
Trường
Sơn,
đường
Hồ
Chí
Minh
huyền
thoại
và
những
chiến
công
hiển
hách
Trong
suốt
quá
trình
hoạt
động
cách
mạng,
Trung
tướng
Đồng
Sỹ
Nguyên
được
giao
nhiều
cương
vị
quan
trọng.
Đặc
biệt,
trên
cương
vị
Tư
lệnh
Bộ
Tư
lệnh
Trường
Sơn
(1967-1976),
Đồng
chí
đã
có
những
quyết
định
sáng
tạo
trong
chỉ
đạo,
tổ
chức
lực
lượng,
xây
dựng,
phát
triển,
khai
thác
hiệu
quả
đường
Trường
Sơn
và
lập
nhiều
chiến
công
đặt
biệt
xuất
sắc,
kịp
thời
chi
viện
sức
người,
sức
của
cho
các
chiến
trường,
góp
phần
giải
phóng
miền
Nam,
thống
nhất
đất
nước.
a.
Chỉ
huy,
chỉ
đạo
tổ
chức
xây
dựng
đường
Trường
Sơn
trở
thành
con
đường
Hồ
Chí
Minh
huyền
thoại
b.
Chỉ
huy,
chỉ
đạo
tổ
chức
chiến
đấu,
bảo
vệ,
khai
thác
đường
Trường
Sơn,
chi
viện
sức
người,
sức
của
cho
các
chiến
trường
và
giúp
đỡ
cách
mạng
Lào:
Hệ
thống
đường
Trường
Sơn
thực
sự
là
chiến
trường
khốc
liệt
giữa
nỗ
lực
của
miền
Bắc
chi
viện
cho
quân
Giải
phóng
miền
Nam
và
lực
lượng
quân
Mỹ,
đồng
minh.
Quân
đội
Mỹ
và
đồng
minh
đã
tìm
mọi
cách
từ
thô
sơ
đến
hiện
đại
nhất
nhằm
mục
đích
cắt
đứt
con
đường
vận
tải
chiến
lược
này.
Bằng
sự
mưu
trí,
sáng
tạo,
với
bản
lĩnh
và
ý
chí
quyết
tâm
vì
sự
nghiệp
cách
mạng
vẻ
vang
của
dân
tộc,
Tư
lệnh
Đồng
Sỹ
Nguyên
và
bộ
đội
Trường
Sơn
đã
thực
hiện
thành
công
công
cuộc
chi
viện
cho
chiến
trường
miền
Nam,
làm
thất
bại
mọi
âm
mưu
chiến
lược
của
kẻ
thù,
lập
nên
những
chiến
công
vang
dội,
để
lại
những
dấu
son
chói
lọi
trong
lịch
sử
chiến
tranh
Việt
Nam.
Chính
trên
những
cung
đường
huyền
thoại
đó,
hàng
chục
vạn
bộ
đội,
thanh
niên
xung
phong
cùng
phương
tiện
ô
tô,
xe
cơ
giới,
máy
móc,
pháo
cao
xạ
ngày
đêm
đương
đầu
với
địch
trong
mưa
bom
bão
đạn,
sẵn
sàng
hy
sinh
vì
sự
nghiệp
giải
phóng
miền
Nam,
thống
nhất
Tổ
quốc.
2.
Đồng
chí
Trung
tướng
Đồng
Sỹ
Nguyên
luôn
trọn
nghĩa
tình
với
đồng
chí,
đồng
đội:
Không
chỉ
là
vị
tướng
tài
ba
và
có
tầm
nhìn
sắc
sảo,
đồng
chí
Trung
tướng
Đồng
Sĩ
Nguyên
còn
là
một
vị
chỉ
huy
có
tâm,
có
tình
thương
yêu
đồng
chí,
đồng
đội
tha
thiết.
Đồng
chí
hiểu
hơn
ai
hết
về
nỗi
khát
khao
cháy
bỏng
của
những
người
mẹ,
người
cha,
của
các
gia
đình
đã
hiến
dâng
những
người
con
thân
yêu
cho
Tổ
quốc
là
được
chăm
lo
mộ
phần
cho
người
đã
khuất.
Hàng
vạn
đồng
chí,
đồng
đội
đã
nằm
lại
trên
đại
ngàn
Tây
Trường
Sơn,
cần
phải
được
tìm
kiếm
để
mang
về
Tổ
quốc.
3.
Đồng
chí
Đồng
Sỹ
Nguyên
những
năm
sau
ngày
miền
Nam
hoàn
toàn
giải
phóng:
Tháng
9/1976,
đồng
chí
Đồng
Sỹ
Nguyên
được
cử
giữ
chức
Thứ
trưởng
Bộ
Quốc
phòng,
phụ
trách
Tổng
cục
Xây
dựng
kinh
tế.
Với
vai
trò
mới,
đồng
chí
đã
đưa
28
vạn
quân
chuyển
sang
làm
kinh
tế
với
nhiệm
vụ
cùng
với
các
bộ
có
liên
quan
đảm
trách
việc
xây
dựng
các
công
trình
giao
thông,
thủy
lợi,
thủy
điện,
khai
thác
khoáng
sản,
sản
xuất
vật
liệu
xây
dựng,
xây
dựng
các
công
trình
công
nghiệp,
dân
dụng…
Một
lực
lượng
lớn
quân
đội
trong
thời
bình
do
Đồng
chí
chỉ
huy
đã
tham
gia
làm
kinh
tế
tạo
ra
của
cải
cho
xã
hội,
vừa
trực
tiếp
bảo
vệ
những
địa
bàn
chiến
lược
quan
trọng
của
đất
nước.
*
**
Kỷ
niệm
100
năm
Ngày
sinh
đồng
chí
Đồng
Sỹ
Nguyên,
là
dịp
để
chúng
ta
ôn
lại
cuộc
đời,
sự
nghiệp
và
tôn
vinh
công
lao,
cống
hiến
to
lớn
của
Đồng
chí
đối
với
cách
mạng
Việt
Nam;
qua
đó
giáo
dục
tinh
thần
yêu
nước,
lòng
tự
hào
dân
tộc;
cổ
vũ,
động
viên
các
tầng
lớp
Nhân
dân,
nhất
là
thế
hệ
trẻ,
cán
bộ,
chiến
sĩ
Quân
đội
nhân
dân
Việt
Nam
học
tập,
noi
theo,
góp
phần
thực
hiện
các
mục
tiêu,
nhiệm
vụ
xây
dựng,
phát
triển
và
bảo
vệ
đất
nước./.
Công
Đoàn
Trường
THPT
Lê
Hồng
Phong
Ý kiến bạn đọc